banner quang cao web dulichnuocuc
Hành trình dài 10 năm ở Úc để có visa 189
Trang chủ » Định cư Úc  »  Hành trình dài 10 năm ở Úc để có visa 189
Hành trình dài 10 năm ở Úc để có visa 189

Xin chào mọi người ?
Mình mới có PR gần đây sau một hành trình dài 10 năm, bắt đầu bằng ngành Accountant (nếu ai có theo dõi về di trú thì cũng hiểu nghe chữ Accountant là biết nó trắc trở rồi ?). Mình viết bài này hy vọng có thể tiếp thêm chút động lực cho các bạn đang theo đuổi PR, đặc biệt là với những ai đang cảm thấy frustrated với hành trình này, mình rất hiểu cảm giác của bạn. Nhưng cứ cố gắng nhé, your time will come! ?

(Bài viết rất dài vì hành trình của mình nhiều ups and downs, mình đã rất cố gắng tóm gọn lại rồi).

2012, mình vào học Bachelor of Business ($20k) với major là Accounting. Khi chọn học ngành này, mình cũng không tính toán gì nhiều, đơn giản chỉ là lúc học high school ở New Zealand mình có học môn Accounting và thấy nó dễ hiểu.

Cuối 2014, mình tốt nghiệp. Nhiều anh chị tốt nghiệp ngành Accounting trước mình 1 năm chỉ cần thi IELTS 7.0 và học Professional Year là đủ điểm sàn 60 điểm và được nộp PR rất dễ dàng (hồi đó chưa có hệ thống invitation). Vậy là mình cứ thế làm theo mọi người, xin TR 485 và đăng kí khóa PY ($11k).

2015, năm đầu tiên của TR, mình học PY. Khi mình chuẩn bị học xong PY và đủ 60 điểm, Bộ Di Trú giới thiệu hệ thống EOI, invitation rounds và nâng điểm sàn lên 65. Mình cũng không bận tâm lắm, nghĩ chỉ cần thi được IETLS 8.0 all band là thừa điểm.

2016, năm thứ 2 của TR, mình thi IELTS. Tính ra chắc cũng không dưới 10 lần, cả ở Úc và ở VN. Reading và Listening điểm khá ổn 8.5/ 9.0, Speaking cũng 8.0 đều đều, mà Writing thì cứ 7.5 mãi dù mình đi học cả cựu giám khảo IELTS. Ngành Accountant bắt đầu cạnh tranh hơn, điểm cut off tăng lên 70. Lúc đó PTE vừa mới xuất hiện nên còn quá lạ lẫm, trung tâm luyện PTE ở Melbourne chỉ có 1-2 cái của Ấn Độ, và mình cũng chỉ thiếu có 0.5 band cho Writing nên cứ cố thi IELTS cho bằng được.

Cuối 2016, điểm cho Accountant tăng lên 75, một mức được coi là cao ngất ngưởng thời đó. Mình thì mới có 22 tuổi, lại không có điểm partner (theo luật cũ ai có skilled partner được cộng 5 điểm, single applicant không được cộng điểm), đi xin việc accounting thì hầu hết đều yêu cầu có PR và kinh nghiệm. Nên mình chỉ có 1 option duy nhất để đủ 75 điểm: vừa phải thi được IELTS 8.0, vừa phải lấy được 5 điểm Credentialled Community Language.

2017, mình đăng kí khóa Diploma of Interpreting ($7k), vì lúc đó chưa có kì thi CCL như bây giờ. Mình xin cái Student Visa thứ 2 theo khóa này do TR cũng sắp hết. Trong thời gian mình học khóa interpreting, PTE đã nổi hơn và có nhiều người được 79+ hơn. Mình được bạn bè chỉ cho vài tips và thi được PTE, cùng thời điểm cũng pass interpreting exam ngay lần đầu.

2 tin vui đến cách nhau có vài ngày, cuối cùng thì cũng đủ 75 điểm, mừng không để đâu cho hết. Điểm cut off cho Accountant lúc đó đã dừng ở mức 75 khá lâu, nên mình đinh ninh chỉ cần ngồi chờ invitation thôi. Mới ung dung chưa được 1 tháng thì gần cuối 2017, điểm cut off cho Accountant sau gần 1 năm chững lại đã tăng lên 80 trong sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người, trở thành ngành lấy điểm cao nhất trong tất cả các ngành được định cư. Mình thực sự hoang mang, không biết phải làm gì tiếp theo, vì những điểm trong khả năng của mình mình đã lấy hết rồi.

2018, mình apply tiếp cái Student Visa thứ 3 với khóa Diploma of Management ($6k), chủ yếu để có thêm visa ở lại tiếp. Mình chỉ mong là điểm sẽ hạ về mức 75. Khóa học gần hết, điểm vẫn không giảm, mình thì đã quá nản với việc cứ đuổi theo từng 5 điểm của Accountant suốt mấy năm ròng rã.

2019, mình quyết định học nốt 1 khóa cuối cùng là Graduate Diploma of Early Childhood Education ($14k), và xin cái Student Visa thứ 4. Mình chọn khóa này vì chỉ mất 1 năm học là đã đủ điều kiện xin Skill Assessment của 1 occupation khác là Early Childhood Teacher (ECT), và lúc đó, với mình, ngành nào thì cũng sáng sủa hơn Accountant (lúc này hình như toàn 95 100 điểm).

Tháng 12/2019, mình tốt nghiệp khóa Early Childhood. Đúng lúc gia đình mình có việc, mình về VN và nộp EOI 189 offshore cho ngành ECT với 85 điểm, nhưng lúc đó visa 189 mời ít ngành và rất nhỏ giọt.

Tháng 2/2020, mình quay sang tìm hiểu Working Holiday Visa 462 vì mình đã có nhiều Student Visa rồi nên mình không nghĩ sẽ xin thêm được nữa. Mình canh portal của Bộ Lao Động 2 đợt mới lấy được recommendation letter của Bộ, cộng thêm đi làm giấy tờ bộ ngành công chứng các kiểu. Chỉ còn đi khám sức khỏe và lấy biometrics là đủ hồ sơ visa 462 thì Covid happened. Úc đóng border và ngưng vô thời hạn tất cả các hoạt động cấp visa. Mình thực sự nghĩ mình không có duyên với Úc rồi.

Tháng 12/2021, Covid bớt dần, mình nhận được visa 462 nhưng vẫn tạm thời để đó vì chưa thấy pathway gì cho PR.

Tháng 3/2022, 190 VIC mời ECT ở 75 điểm. Điều kiện cho state nomination là đang đi làm ECT full-time ở VIC, nên mình quyết định quay lại Úc một lần nữa bằng visa 462. Trong thời gian trước khi bay, mình chuẩn bị các thứ có thể để ready cho state nomination program năm 22-23 (dự kiến sẽ mở tháng 7/2022).

Lần này thì như là đã được may mắn sắp đặt, tất cả các bước đi của mình đều khá suôn sẻ và nhanh bất ngờ. Mình nhận được Teacher Registration sau 2 ngày, được offer full-time ECT position trong buổi interview online khi vẫn còn ở VN, thi một lần là đạt PTE 90 all band, có Skill Assessment ngành ECT sau 5 ngày, có National Police Check sau 1 ngày. Mình nộp EOI 189 cũng chỉ là cho có thôi, vì vẫn xác định sẽ theo 190 VIC và 189 đã im lìm mấy năm nay, vậy mà lại được mời ngay vòng đầu.

22/8: nhận được invitation cho ECT – 85 điểm
26/8: apply visa 189 – tự nộp hồ sơ theo yêu cầu trong application form
11/9: khám sức khỏe
14/9: nhận được PR – direct grant

Hành trình lấy PR của mình khá dài và tốn kém, trong đó có vài lựa chọn mình cũng hơi tiếc vì lúc đó đã không làm khác đi, biết đâu lại có PR sớm hơn. Nhưng mình nghĩ things happen for a reason, điều mình có thể làm là cố gắng tốt nhất trong khả năng. Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết siêu siêu dài này của mình. Best of luck! ?

5/5 - (42 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *