banner quang cao web dulichnuocuc
HÀNH TRÌNH NƯỚC ÚC “Lọt khe cửa hẹp”
Trang chủ » Du lịch nước Úc  »  HÀNH TRÌNH NƯỚC ÚC “Lọt khe cửa hẹp”
HÀNH TRÌNH NƯỚC ÚC “Lọt khe cửa hẹp”

Quyết định đi Úc được nhen nhóm từ những mâu thuẫn trong gia đình nhỏ của mình, thiệt ra là giữa mình với “chủ hộ”, chứ con gái của mình lúc đó mới tầm 4 tuổi, chưa đủ độ ẩm ương. Cả hai vợ chồng đều là kiến trúc sư, thời điểm đó, cũng đã ngoài 30, công việc và sự nghiệp tuy chưa rực rỡ huy hoàng, nhưng cũng ổn định, lại nhận được sự hỗ trợ từ phía gia đình, nên cuộc sống và thu nhập, không có gì để phàn nàn.

Nhưng, có điều gì đó, cả hai vợ chồng đều cảm thấy không ổn. Cuộc sống là một sự đối phó. Bạn phải đủ khéo léo, tinh tế, nhạy bén và rất nhiều kỹ năng để có thể “sống tốt” ở Việt Nam. Mình không dám chê trách gì về chuyện đó, chỉ thấy rằng, dường như tụi mình không hợp lắm với cuộc sống như vậy. Vậy nên, thay vì chỉ ngồi than thở và phê phán (thiệt ra thì đã than thở và phàn nàn chán chê rồi), tụi mình tìm đường “dọt”.
Khi đó, Úc là một lựa chọn hợp lý. Vì mình có nhiều người thân ở Sydney và cả Melbourne. Và chương trình Skill Migration của chính phủ Úc khá phù hợp với khả năng (đặc biệt là về tình hình tài chính) của hai vợ chồng.

Một góc thành phố Melbourne
Một góc thành phố Melbourne


Thay vì apply nghề Architect, nghe đồn là rất khó cho offshore, ngành nghề mà tụi mình chọn, lại phù hợp với background và cả kinh nghiệm làm việc của cả hai vợ chồng – Urban and Regional Planner. Quá trình lựa chọn ngành nghề, nghiên cứu các tiêu chí, điều kiện và tất tần tật các thông tin liên quan là do chủ hộ của mình làm. Nên về chi tiết, mình không rành lắm. Nhưng quan sát và tham gia phụ trợ cho quá trình làm hồ sơ, mình thấy rõ ràng rằng, muốn thành công, bạn phải đầu tư thời gian và công sức của mình vào quá trình đó, chứ không nên trông đợi vào người khác.
Quá trình xin PR của tụi mình không thông qua agent. Không phải tụi mình phủ nhận vai trò của agent, nhưng có những ngành nghề đặc thù, agent cũng chỉ có thể hỗ trợ thông tin mang tính tổng quát, chứ về details bên trong, họ không thể nào nắm rõ bằng chính bản thân đương đơn được.
Lấy ví dụ như bảng điểm Đại học, bạn cần phải tìm hiểu framework của chương trình học tương đương của Úc, để đối chiếu và dịch thuật một cách “uyển chuyển” bảng điểm của chương trình học ở Việt Nam. Triết học Marx Lenin & Tư tưởng HCM là môn học quá nhiều râu, bởi vậy, cần phải tỉa bớt, để chỉ còn là môn Triết học – Philosophy. Hay các đồ án chuyên ngành, phải tìm cách matching với các đồ án của các trường ĐH bên Úc.
Rồi về kinh nghiệm làm việc, bạn phải xây dựng mô tả công việc (job description) phù hợp với chuyên ngành bạn apply, chẳng hạn một trong các chuyên môn chính của bạn là “nhậu tuần 4 buổi, mỗi buổi 2 tăng, khuyến mãi tăng 3”, nhưng tốt hơn hết là tóm gọn trong job description là “Project coordinating” để thế giới được an lành.
Một điều nữa là, toàn bộ các thông tin liên quan đến quá trình xin PR đều minh bạch, rõ ràng và cung cấp miễn phí trên các website của chính phủ (Úc – dĩ nhiên ?). Do vậy, nếu đầu tư thời gian và công sức để nghiên cứu, bạn có thể tự mình apply được hồ sơ. Đương nhiên, còn phải biết tham khảo thêm trên các forum, các hội nhóm liên quan (ví dụ Group này nè).
Hành trình PR của tụi mình khá suôn sẻ và may mắn, toàn bộ quá trình làm Skill Assessment (VET ASSET) đến khi Visa Granted chưa tới 1 năm, tổng chi phí tầm 200tr VNĐ thời điểm năm 2015, cho cả gia đình 3 người. Khi đó tụi mình apply visa 189, chủ hộ là đương đơn chính, có dự phòng thêm điểm partner của mình, nhưng không dùng đến.
Vậy là, tụi mình đã đi qua hành trình có vẻ gian nan với rất nhiều người một cách thuận lợi. Chưa hết, thời điểm nộp đơn, chủ hộ vừa đúng khung tuổi vàng, nên được maximum điểm tuổi và điểm kinh nghiệm, và rồi ngay sau khi tụi mình thành công, chính phủ đã cắt Urban & Regional Planner ra khỏi Skill Occupation List (hình như giờ đã thêm lại rồi, nhưng chỉ ở STSOL). Cứ như tụi mình đã nhận được một vé vớt hạng thương gia vậy.
Tụi mình lần đầu tiên đặt chân đến Úc là tháng 4 năm 2016 để kích hoạt PR Visa, ở Melbourne gần 3 tuần, Sydney gần 2 tuần (toàn ăn nhờ ở đậu) để tìm hiểu sơ bộ về nước Úc. Rồi quay về lại Việt Nam gói gém hành trang để qua lại định cư vào tháng 9/2016.
Mọi việc có vẻ như rất thuận lợi, nhưng rồi một nhân tố mới xuất hiện, làm đảo lộn mọi dự tính ban đầu. Cùng với môi trường sống hoàn toàn thay đổi, thời tiết Melbourne ẩm ương, tiếng Anh 6.5 chỉ đủ để đi chợ Việt, kinh nghiệm làm việc với portfolio khủng ở Việt Nam chẳng là cái đinh rỉ gì ở xứ Úc, và mối lo cơm áo gạo tiền khi dự trữ quân lương ngày càng cạn kiệt. Hành trình sau đó mới thực sự là thử thách. Vậy tụi mình đã trải nghiệm những gì và vượt qua nó như thế nào? Xin xem hồi sau sẽ rõ

Cre: Dao Tang Luc

5/5 - (32 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *